Ảnh hưởng tương quan Kế_hoạch_571

Những lời phê phán đối với Mao Trạch Đông trong biên bản 571 đã bị làm lơ và thường được cho là có lực sát thương cực đại đến hình tượng của chính Mao. Bởi vì điều này, có sự bất đồng ý kiến ​​khác nhau trong Cục Chính trị Trung Cộng về việc có nên ban hành biên bản này hay không. Mao Trạch Đông đã bất chấp sự can ngăn của Chu Ân Lai và những người khác và khăng khăng đòi công bố toàn văn biên bản [2]. Bất kể động cơ của ông là gì, biên bản này đã đóng một tác dụng khai sáng và khách quan trong việc hé lộ câu chuyện bên trong của Cách mạng Văn hóa [3], và ảnh hưởng tiềm tại của nó là rất sâu rộng.

Vài năm sau, ngôn ngữ tương tự văn tự đã xuất hiện trong một bài thơ liên quan khi phong trào ở Quảng trường Thiên An Môn tên là “Tứ ngũ” diễn ra vào đầu tháng 4 năm 1976. Như một bài thơ nổi tiếng đương thời trên Quảng trường Thiên An Môn đã viết vào thời điểm đó: “Trung Quốc dĩ bất thị quá khứ đích Trung Quốc, nhân dân dã bất thị ngu bất khả cập, Tần Hoàng đích xã hội phong kiến dĩ nhất khứ bất phản liễu, ngã môn tín ngưỡng Mã Liệt chủ nghĩa, ngã môn tín ngưỡng Mã Liệt chủ nghĩa, ngã môn yếu đích thị chân chính đích Mã Liệt chủ nghĩa. Nhượng na ta yêm cát Mã Liệt chủ nghĩa đích tú tài môn, kiến quỷ khứ ba!” ("Trung Quốc không còn là Trung Quốc trong quá khứ, và người dân không ngu ngốc như xưa. Xã hội phong kiến do Tần Thủy Hoàng sáng lập đã biến mất. Chúng tôi tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng tôi luôn tin tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng tôi muốn biết Chủ nghĩa Mác - Lênin chính xác là gì. Hãy để những kẻ xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin xuống địa ngục đi!")[4] Bài thơ này rõ ràng bị ảnh hưởng bởi"Biên bản Kế hoạch 571"từ tư tưởng đến lối viết.

Con của Trần Nghị là Trần Tiểu Lỗ sau đó đã bình luận: “Hiện tại càng nghiên cứu kỹ ‘Biên bản Kế hoạch 571 ’ thì ta lại càng phải đánh giá cao tính minh xác của nó……‘Biên bản Kế hoạch 571 ’ đương thời được truyền đạt tới mọi cá nhân ở cấp cơ sở. ‘ Biên bản ’ đề xuất nhiều vấn đề, thực tế đương thời đã chỉ ra cái gọi là ‘ đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch ’, là tệ bệnh của ‘ Cách mạng văn hóa ’. Những luận cứ mà nó sử dụng, đương thời đều là những ngôn luận của ‘ phái hữu ’, nhưng hiện tại lại có tính chính xác cao. Sau đó người ta đã phê phán ‘ Tứ nhân bang ’ như cách giống như những gì biên bản đã tố cáo. Do đó, hiện tại ‘Biên bản Kế hoạch 571 ’ giờ đã biến thành ‘ văn kiện tuyệt mật ’, và không thể lưu hành bên ngoài.” [5]